Thoát vị đĩa đệm độ 3 - Tất tần tật những thông tin bạn phải biết

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường phải trải qua 4 giai đoạn chính của bệnh. Trong đó, thoát vị đĩa đệm độ 3 là giai đoạn nặng, có những biểu hiện rõ rệt, dễ nhận biết và tương đối nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về thoát vị đĩa đệm độ 3, từ đó có thể sớm nhận biết và có được hướng điều trị phù hợp.

4 Giai đoạn tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm

f:id:thoatvidiadem:20180817185210j:plain

Như đã nói ở bên trên, thoát vị đĩa đệm chia thành 4 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi đầu của bệnh. Lúc này, nhân nhầy của đĩa đệm bắt đầu bị biến dạng, nhưng phần bao xơ lại chưa bị rách, tổn thương nên bệnh nhân không có đau mà chỉ cảm thấy tê cứng ở vùng bị ảnh hưởng, tần suất xuất hiện cũng ít.
  • Giai đoạn 2: Đĩa đệm lúc này bắt đầu phình to ra. Vòng bao xơ suy yếu dần đi khiến cho nhân nhầy đĩa đệm lồi ra, chèn lên các rễ dây thần kinh. Bệnh nhân bắt đầu đối mặt với những cơn đau và tê dại ở vùng bị bệnh.
  • Giai đoạn 3: Bệnh khi bước sang giai đoạn là tình trạng đã khá trầm trọng. Vòng bao xơ đã bị rách khiến cho nhân nhầy thoát hẳn ra khỏi vị trí vốn có. Chúng chèn lên các dây thần kinh, hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Không dừng lại ở đó, người bệnh còn bị hành hạ bởi những cơn đau quằn quại. Nếu như không được chữa trị dứt điểm thì bệnh có thể diễn biến theo chiều hướng xấu hơn và có nguy cơ cao bị bại liệt.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối và cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Bao xơ đĩa đệm bị phá vỡ cấu trúc, nhân nhày biến dạng hoàn toàn. Bệnh nhân đau đớn dữ dội, những biến chứng thường xuất hiện trong giai đoạn này là teo cơ, tê liệt, thậm chí là tàn phế suốt đời.

Không phải ai cũng đều trải qua cả 4 giai đoạn, điều đáng ngại ở đây là bệnh thoát vị đĩa đệm có thể “nhảy cóc” giai đoạn bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài và bên trong cơ thể. Chính vì thế, việc phát hiện và điều trị cần phải tiến hành từ thật sớm, để tránh được những biến chứng nguy hiểm..

Thế nào là thoát vị đĩa đệm độ 3

Bệnh thoát vị đĩa đệm thường tiến triển dần qua 4 giai đoạn như đã nêu ở trên với mức độ phát triển ngày càng nặng hơn. Trong 2 giai đoạn đầu, việc phát hiện sớm ra bệnh thoát vị đĩa đệm là điều khó khăn bởi các dấu hiệu không đặc trưng, rõ ràng của nó nên dễ nhầm sang với những cơn đau nhức thông thường khác. Khi đến giai đoạn 3 là giai đoạn nặng thì mới bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng rõ rệt.

Khi thoát vị đĩa đệm ở mức độ 3 thì sẽ có một số đặc điểm sau:

  • Các vòng sợi bị suy yếu.
  • Phần nhân nhầy đĩa đệm bị lồi về phía vòng sợi.
  • Các lớp của vòng sợi đĩa đệm đang có dấu hiệu đứt rách hoàn toàn.
  • Thoát vị đĩa đệm độ 3 cũng đánh dấu quá trình tổ chức nhân nhầy và các tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khỏi không gian giữa 2 đốt sống.
  • Sự chèn ép dây thần kinh ngày càng rõ rệtf:id:thoatvidiadem:20180817185256j:plain

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm độ 3

Ở thoát vị đĩa đệm độ 3, bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp phải các triệu chứng điển hình của xương khớp như:

  • Xuất hiện những cơn đau ở xung quanh vùng cổ (nếu là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ) hoặc những cơn đau vùng lưng (nếu là thoát vị đĩa đệm cột sống lưng).
  • Cơn đau lan rộng mỗi vận động ảnh hưởng đến cột sống.
  • Gặp phải những trở ngại trong sinh hoạt và vận động hàng ngày.

Những nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm độ 3

Thoát vị đĩa đệm độ 3 có thể coi là giai đoạn đánh dấu, báo hiệu bệnh đã bắt đầu bước vào giai đoạn nặng, cần có sự can thiệp kịp thời, không được chủ quan. Nếu không chú ý điều trị và can thiệp sớm, thoát vị đĩa đệm độ 3 có thể dẫn đến những mối nguy hiểm khôn lường như:

  • Chuyển sang thoát vị đĩa đệm độ 4, tình trạng nặng nhất, nguy hiểm nhất của bệnh.
  • Xuất hiện những cơn đau dữ dội dọc theo hướng đi của dây thần kinh.
  • Rối loạn cảm giác, tiểu tiện, đại tiện không tự làm chủ được.
  • Yếu tứ chi và teo cơ.
  • Suy giảm chức năng vận động.
  • Nguy cơ cao dẫn đến bại liệt toàn thân suốt đời.

Khi sớm được phát hiện và điều trị đúng phương pháp thì cơ hội chữa khỏi và hồi phục sẽ cao hơn. Chính vì vậy, khi gặp bất kỳ các dấu hiệu nào của thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp ngay lập tức để được tiến hành kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời nhất.

Những lưu ý dành riêng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Không để phần thắt lưng dùng quá nhiều sức

Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn không được để phần thắt lưng dùng quá nhiều sức, nếu những phần thắt lưng đột nhiên phải chịu một lực lớn trông suốt thời gian dãi sẽ dễ khiến cho đĩa đệm bị tổn thương, dẫn đến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

f:id:thoatvidiadem:20180817185346j:plain

Không nên cúi người, gập lưng

Nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm sẽ rất cao nếu như chúng ta thường xuyên phải khom lưng trong khoảng thời gian dài. Vì động tác khom lưng tưởng chừng như vô hại nhưng thực tế nó lại đang gây ra 1 áp lức rất lớn cho đĩa đệm thắt lưng. Lâu dần sẽ gây ra thoát vị.

Không sử dụng các loại chất kích thích

Thoát vị đĩa đệm sẽ tạo ra sức ép và kích thích đến các dây thần kinh, điều này khiến cho nó càng nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài. Chính vì thế, nếu sử dụng những loại chất kích thích này sẽ làm khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, trắc trở hơn.  

Không được ngủ sai tư thế

Dùng gối cao hay là nằm trên một chiếc nệm quá mềm là những thói quen xấu khi đi ngủ, nó không hề có lợi cho đường cong sinh lý của cột sống, khiến các cơ thắt lưng bị căng, cứng, tuần hoàn máu bị hạn chế, hoàn toàn không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe của người bệnh.

Không được để trúng gió cảm lạnh

Bản thân người bệnh phải đề phòng, tránh bị cảm lạnh, trúng gió. Các sự kích thích của khí lạnh sẽ không có lợi cho sự lưu thông máu, kích thích thần kinh mà còn làm bệnh nặng hơn